Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Sở hữu nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cùng vị trí địa lý thuận lợi, là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Nam, tỉnh Bình Thuận ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản. Chi tiết quy hoạch được nêu chi tiết và đầy đủ tại Quyết định số 348/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Theo đó, mục tiêu tổng quát và mô hình phát triển tỉnh Bình Thuận trong kỳ quy hoạch là không ngừng nâng cao đời sống và phúc lợi nhân dân, hướng tới phát triển bao trùm, đảm bảo mọi người dân dễ dàng tiếp cận các cơ hội phát triển và hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển.

    Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực; phát triển toàn diện trên cơ sở tạo lập một hệ sinh thái phát triển hiện đại và bền vững, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng xanh, hình thành nền kinh tế ít chất thải, trọng tâm là phát triển 3 trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị…

    Phạm vi nghiên cứu – Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Bình Thuận với tổng diện tích 7,992 km2 và 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố Phan Thiết, 1 thị xã La Gi và 8 huyện (Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong).

    Những thông tin nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    1. Định hướng phát triển không gian 

    Theo quy hoạch, toàn tỉnh có chia thành 3 khu vực, cụ thể: 

    • Khu vực I: Khu Trung tâm đô thị truyền thống có phạm vi, ranh giới là khu Trung tâm đô thị truyền thống thành phố phân bố hai bên sông Cà Ty (các khu vực Nam và Bắc sông Cà Ty). Nơi đây là trung tâm hành chính, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh và thành phố. Nơi đây thực hiện nâng cấp cải tạo khu vực phát triển hiện hữu. Đồng thời, hoàn chỉnh các trung tâm hành chính, văn hóa, lịch sử, dịch vụ thương mại, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật…
    • Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Định hướng phát triển không gian tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    • Khu vực II – Khu du lịch quốc gia; đô thị phía Bắc (phường Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né và xã Thiện Nghiệp). Định hướng phát triển: Khai thác lợi thế phát triển du lịch nghỉ dưỡng, phát triển các khu đô thị gắn với dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, tài chính, ngân hàng…, đảm bảo trong giai đoạn đến 2030 đáp ứng đủ các tiêu chí Khu du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế;  Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết; giao thông kết nối đường bộ cao tốc.
    • Khu vực III: Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng phía Nam (Trên địa bàn các xã Tiến Thành, Tiến Lợi). Nơi đây là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, y tế, giáo dục, khu vực phát triển đô thị. Định hướng phát triển: Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu phía Tây đường ĐT.719 (Âu Cơ – Lạc Long Quân), bố trí quỹ đất cho các khu tái định cư, xây dựng các khu ở mới. Phần đất còn lại ở phía Đông giáp biển, bố trí sắp xếp lại các dự án du lịch, đồng thời tổ chức các bãi tắm công cộng cho du khách và người dân; Phát triển các dự án điện gió theo Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận được phê duyệt
    • .Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Thành phố Phan Thiết (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2. Cơ cấu sử dụng đất 

    Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận vào khoảng 7,992 km2, trong đó có 151,300 ha đất canh tác nông nghiệp và diện tích đất lâm nghiệp khoảng 400,000 ha. Diện tích còn lại Tỉnh Bình Thuận tập trung vào phát triển các khu đô thị và ngành công nghiệp.

    Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3. Hạ tầng giao thông 

    3.1. Đường bộ 

    Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 04 tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh gồm: Quốc lộ 1A (Quy mô quy hoạch đường cấp II; điểm đầu tại huyện Hàm Thuận Bắc và điểm cuối tại huyện Hàm Thuận Nam); Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và Quốc lộ 28B; 11 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.711, ĐT.712, ĐT.714, ĐT.715, ĐT.716, ĐT.717, ĐT.718, ĐT.719, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.706B.

    Thời gian sắp tới tỉnh tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, bảo dưỡng tuyến quốc lộ 28 đạt tiêu chuẩn đường cấp III – IV. Đối với tuyến Quốc lộ 1A: Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt cấp III, quy mô 4 làn xe. Xây dựng cục bộ một số đoạn đường gom của tuyến đi qua địa phân tỉnh quy mô đầu tư 2 làn xe. Nhằm giải quyết đấu nối đường địa phương vào đường Quốc lộ 1 đảm bảo khoảng cách, an toàn giao thông và giảm áp lực lưu thông trên tuyến Quốc lộ. Trước mắt ưu tiên những đoạn qua khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị mới hình thành.

    Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu của dự án cải tạo quốc lộ 21B là từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải ở các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng theo quy hoạch, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, tăng cường liên kết vùng, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang Đông – Tây kết nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh miền Trung.Dự án có chiều dài khoảng 69km, điểm đầu giao với quốc lộ 1 thuộc huyện Bắc Bình (Bình Thuận) và điểm cuối giao với quốc lộ 20 thuộc huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

    3.2. Đường thủy 

    Toàn tỉnh có quy hoạch một số cảng, khu bến phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể: 

    Khu bến Vĩnh Tân là cầu cảng tổng hợp đạt công suất 8 triệu tấn/năm, cỡ tàu khoảng 1,000,000 tấn. Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Chức năng: phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời;

    Khu bến Vĩnh Tân (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Khu bến Phan Thiết là khu dành cho tàu hợp tải hành khách, hàng hóa có công suất 720 nghìn tấn/năm và cỡ tàu vào khoảng 1,000 tấn. Bến Phan Thiết, Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5,000 tấn.

    4. Dự án trọng điểm 

    4.1. Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex Bình Thuận 

    Dự án Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Dự án có quy mô diện tích lên đến 4,984 ha. Trong đó KCN có quy mô hơn 3,000 ha, khu đô thị có quy mô gần 2,000 ha.

    Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex VSIP Bình Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tính đến thời điểm hiện tại, Becamex Bình Thuận là khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại tỉnh này. Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với quy mô 3,000 ha . Tính sơ bộ, quy mô của 9 khu công nghiệp hiện hữu tại Bình Thuận chỉ bằng 1/2 quy mô Becamex VSIP Bình Thuận đang triển khai.

    4.2. Khu công nghiệp Mỹ Sơn 2

    Khu công nghiệp Sơn Mỹ II tỉnh Bình Thuận là khu công nghiệp mới quy hoạch đang thu hút ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản) thuê đất, xây dựng xưởng, sản xuất trong lĩnh vực may mặc, dệt, hàng tiêu dùng.

    Khu công nghiệp Sơn Mỹ II nằm  trên địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Nằm cạnh nút giao đường cao tốc xuyên Việt với Quốc lộ 55 đi Bà Rịa- Vũng Tàu, từ đây rất thuận tiện kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang,…  giáp tuyến Quốc lộ 1 là điều kiện rất thuận lợi cho lưu thông, hoạt động của khu công nghiệp. Từ đó thu hút đông đảo người lao động từ các tỉnh đổ về các khu cho thuê nhà xưởng hứa hẹn sẽ mang đến nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu công nghiệp miền Trung.

    Phối cảnh khu công nghiệp Sơn Mỹ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ Phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị IDICO-UDICO làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Sơn Mỹ II có tổng diện tích đất là 540 ha.

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

     Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Bình Thuận, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Thuận hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.
    Thẻ : Khu công nghiệp tại Bình Thuận, Dự án trọng điểm tỉnh Bình Thuận, Quy hoạch tỉnh Bình Thuận, bình thuận, cơ cấu sử dụng đất bình thuận, Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận, Bản đồ tỉnh Bình Thuận, Cổng thông tin tỉnh Bình Thuận, Bến cảng tỉnh Bình Thuận,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP