Nhắc đến tiềm năng bất động sản ở Việt Nam, Thanh Hóa, tỉnh nằm ở khu vực miền Trung Bắc, không thể bỏ qua. Với vị trí địa lý chiến lược, sự phát triển kinh tế và hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Thanh Hóa đang nổi lên như một điểm nóng hấp dẫn cho những nhà đầu tư và người tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
Trong bài viết này, cùng Sen Vàng Group khám phá những yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng bất động sản ấn tượng của Thanh Hóa, từ vị trí chiến lược đến cơ sở hạ tầng phát triển, cũng như những cơ hội và thách thức mà thị trường bất động sản của tỉnh này mang lại.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn ở Bắc Trung Bộ , cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam.
Tỉnh Thanh Hóa có vị trí chiến lược, nằm ở giao điểm của hệ thống giao thông quan trọng và là một trong những cánh cửa chính kết nối miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.111.471 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 243.121 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 652.560 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 13.392 ha; đất chưa sử dụng 23.620 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484,246 ha, trữ lượng khoảng 16.64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50,000 – 60,000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50,000 ha.
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17,000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100,000 – 120,000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Thanh Hoá có năng lực vận chuyển 400 lượt hành khách, bốc dỡ 600 tấn hàng hoá/ngày đêm.
Sân bay Sao Vàng cách thành phố 45km về phía Tây; đã có hướng quy hoạch sân bay dân dụng ở xã Quảng Lợi, cách thành phố 20km về phía Nam
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đón hơn 11 triệu lượt khách, tăng gấp 3,22 lần so với năm 2021; tổng thu du lịch ước đạt 20.038 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 1.000 cơ sở lưu trú du lịch, với khoảng 45.000 phòng. Trong hai năm trở lại đây, hàng trăm sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn đã được tổ chức nhằm quảng bá, kích cầu, thu hút du khách đến với du lịch Thanh Hóa.
Nguồn: Senvangdata.com
Xem thêm các địa điểm du lịch khác tại: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 ước tăng 12,40% so với năm 2021[1]; trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 15,99%, đóng góp 7,39 điểm phần trăm; các ngành dịch vụ tăng 10,29%, đóng góp 3,35 điểm phần trăm; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 16,92%, đóng góp 1,11 điểm phần trăm.
Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 252.442 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người ước đạt 67,82 triệu đồng, tương đương với 2.922 USD (tăng 471 USD so với năm 2021).
Nguồn: Senvangdata.com
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thanh Hóa ở mức khá cao 67.82 triệu đồng/năm xếp thứ 2/6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, có đến 7 chỉ số Thanh Hóa bị giảm điểm so với năm 2021. Đó là các chỉ số: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gia; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong đó, 3 nhóm chỉ số thành phần Thanh Hóa có sự cải thiện so với năm liền trước, đó là: Chi phí không chính thức; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.
Trong các nhóm chỉ số thành phần, đáng chú ý chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Thanh Hóa giảm điểm nhẹ so với năm 2021 nhưng vẫn xếp thứ 2 cả nước. Trong khi đó, các chỉ số khác đều xếp ở nửa sau của bảng xếp hạng.
Tổng số điểm năm 2022 của Thanh Hóa đạt 63,67 diểm, xếp hạng 47 cả nước. Đây là thứ hạng thấp nhấp của Thanh Hóa kể từ năm 2007.
Nguồn: Senvangdata.com
Cơ cấu kinh tế năm 2022, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 14,46%, giảm 1,77%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 48,29%, tăng 3,07%; các ngành dịch vụ chiếm 30,46%, giảm 1,58%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,79%, tăng 0,28% so với năm 2021.
Nguồn: Senvangdata.com
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 sơ bộ đạt 51.054 tỷ đồng, tăng 25,8% so với năm 2021; trong đó, thu nội địa đạt 31.248 tỷ đồng, tăng 9,5%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2022 sơ bộ đạt 74.575 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2021.
Năm tài khóa 2022, Thanh Hóa đã chính thức cán mốc thu ngân sách nhà nước hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó thu nội địa đạt hơn 30.000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 20.000 tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2022 có 8 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký là 70,33 triệu USD, giảm 27,3% về số dự án và giảm 54,7% về vốn đăng ký so với năm 2021. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 174 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 14.798,91 triệu USD.
Nguồn: Senvangdata.com
Thanh Hóa có dân số xếp thứ 1/6 trong bảng so sánh. Tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo xếp thứ 5/6 trong bảng so sánh.
Thanh Hóa có quy mô dân số và mật độ dân lớn nhất trong khu vực. Trong đó lực lượng lao động ở mức cao với tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo xếp thứ 5 trong bảng so sánh. Tỷ lệ tăng dân số của Thanh Hóa là 8,7% – xếp thứ 4/6 trong các tỉnh được so sánh.
Nguồn: Senvangdata.com
Tỷ suất nhập cư của Thanh Hóa ở mức thấp so với các tỉnh được so sánh. Mặt khác, tỷ suất xuẩt cư ở mức khá cao trong bảng so sánh. Mặc dù có sự chênh lệch về thứ tự của 2 chỉ số này nhưng số lượng này không nhiều và không tác động lớn tới tỉ lệ gia tăng dân số tại tỉnh Thanh Hóa.
Nguồn: Senvangdata.com
Tại thành phố Thanh Hóa trong vòng 5 năm gần đây, đã chứng kiến sự bùng nổ của các hoạt động thương mại và dịch vụ. Bên cạnh các chợ truyền thống, nhiều cửa hàng, quán ẩm thực và cửa hiệu đã mọc lên đông đúc. Hệ thống cửa hàng tự chọn cũng đang tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.
Trên toàn tỉnh Thanh Hóa, hiện có 388 chợ, 27 siêu thị, 2 trung tâm thương mại và một số hệ thống bán lẻ hoạt động theo chuỗi như Winmart, MediaMart, Thế giới di động, Pico, Điện máy xanh… cùng với hàng nghìn cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác trong các khu vực dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của cộng đồng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thanh Hoá có:
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thanh Hoá có:
Hệ thống giáo dục ở Thanh Hoá phát triển với số lượng trường TH, THCS và THPT tương đối dày (trên 100 trường) và phủ khắp toàn tỉnh. Trong đó, có sự xuất hiện của những trường quốc tế liên cấp như: Vinschool Star City, Newton TH, Nobel School, Fansipan School, etc. Ngoài ra, tỉnh còn có hơn 30 cở sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng nghề & trung cấp.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Nguồn:Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Cơ cấu sử dụng đất năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa đất nông nghiệp chiếm tới 82.38%, đất phi nông nghiệp chiếm 15.5%. Theo định hướng của tỉnh đến năm 2030 đất phi nông nghiệp sẽ chiếm tới khoảng hơn ¾ cơ cấu sử dụng đất của tỉnh với 79.81%, đất nông nghiệp giảm mạnh còn 19.17%
Nguồn: Senvangdata.com
Đường bộ: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Đường sắt: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Đường thủy: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Quy hoạch hạ tầng giao thông dự án trọng điểm
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch xây dựng thành phố Thanh Hóa đến 2025, tầm nhìn 2035: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm khu công nghiệp Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm nhà ở thương mại Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thị trường Tỉnh Thanh Hóa
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thanh Hóa – Làn sóng mới của thị trường bất động sản” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại Thanh Hóa.g. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Quảng Nam
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP