Tài nguyên năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Bài viết dưới đây sẽ đưa thêm thông tin rõ hơn về tài nguyên năng lượng Việt Nam.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tài nguyên năng lượng là một loại tài nguyên thiên nhiên, là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.
Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính là: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng chảy sông…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ.
– Tài nguyên năng lượng là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế
– Tài nguyên năng lượng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
– Tài nguyên năng lượng là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển.
Có thể phân chia các nguồn năng lượng trên trái đất thành một số dạng cơ bản sau:
– Các dạng tài nguyên tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ mặt trời, năng lượng gió, dòng chảy và sóng biển, năng lượng sinh khối
– Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân
– Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng của khoáng sản cháy (dầu mỏ, khí đốt, than đá…)
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng.
Nguồn nhiên liệu và năng lượng của nước ta, trước hết phải kể đến đó là than. Khai thác và sử dụng than ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, từ khi người Pháp đến nước ta cách đây hàng trăm năm, mức độ khai thác, sử dụng và xuất khẩu ngày càng tăng. Xét về trữ lượng, tính đến 1/1/2005 tổng trữ lượng than đã tìm kiếm thăm dò khoảng 6.14 tỷ tấn.
Mỗi chu kỳ kế hoạch 5 năm tổng sản lượng khai thác than tăng khoảng 1-5 triệu tấn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Hiện nay than Việt Nam khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh, trên một vùng rộng lớn kéo dài từ Phả Lại – Đông Triều theo hình cánh cung về đến Hòn Gai, Cẩm Phả và đảo Kế Bào có chiều dài 130km, diện tích dải chứa than này là 1,300 km2
Cho đến nay Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm nước có nhiên liệu về dầu và khí. Tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa vào khai thác ở nước ta khoảng 3.8-4.2 tỷ tấn quy đổi (TOE), trong đó trữ lượng đã được xác định khoảng 60%, chi tiết thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu số 3 dưới đây về trữ lượng đã được xác minh và chưa được xác minh.
Bể Cửu Long – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng để được chú ý nghiên cứu rất sớm.Dầu khí tích tụ trong các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ chu, Tư Chính- Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa. Dầu khí đã được phát hiện và khai thác ở các bể Cửu Long Nam Côn Sơn, Malay – thổ Chu,sông Hồng, bể Cửu Long có 5 mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và một số mỏ khác.
Bể Cửu Long là bể chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam. Bể Nam Côn Sơn phát hiện cả dầu và khí, có 2 mỏ đang khai thác là Đại Hùng, và mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ, ngoài ra còn mỏ Rồng, Hải Thạch…Bể Malay-Thổ Chu có cả dầu và khí, với các mỏ: Bunga, Kekwa-Cái nước, BungaRi, Bunga Seroja Ở vùng chống lấn Việt Nam– Malaysia. Bể sông Hồng có mỏ khí Tiền Hải và một số phát hiện ở Vịnh Bắc Bộ.
Tiềm năng lý thuyết về thuỷ điện Việt Nam xác định khoảng 300 tỷ kWh (tính cho những con sông dài hơn 10 km). Tiềm năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh,tương đương với công suất lắp máy khoảng 31,000 MW. Tiềm năng kinh tế, kỹ thuật hiện được xác định khoảng 75 – 80 tỷ kWh, tương đương với công suất lắp máy khoảng 18,000 – 20,000 MW.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện tại, tổng công suất các nhà máy thủy điện đang vận hành là 4,198 MW, bao gồm: 11 nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình 1,920 MW, Ialy 720MW, Trị An 400MW, Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW, Đa Nhim 160MW, Thác Mơ 150MW, Thác Bà 108 (120MW, Cần Đơn 78MW, Sông Hinh 70MW, Vĩnh Sơn 66MW; 51 MW các thủy điện nhỏ (28 tỉnh có thủy điện nhỏ, tổng số 125 trạm với tổng công suất lắp máy 99 MW, hiện tại có 57 trạm đang hoạt động.
Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…
Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về điện năng lượng mặt trời, chiếm 44% tổng công suất ở Đông Nam Á.
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa .
Eo Gió ( Bãi Gót), Quảng Ninh
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị.
Đèo Hải Vân nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam bờ biển dài trên 3,200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn. Về năng lượng thủy triều thì chúng ta có hai vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh, có thủy triều lên đến 4 mét. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào khoảng 3 mét. Nhưng thực ra thủy triều 3 hoặc 4 mét nước thì cũng không tự tạo ra dòng điện để đưa vào lưới điện được mà còn cần những yếu tố khác nữa.
Dự án điện gió biển Đông Hải, Trà Vinh
Cũng như năng lượng thủy triều, do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn nên cũng rất có tiềm năng về năng lượng sóng biển. Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m.
Thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển
Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km2; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. Đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên năng lượng thủy triều vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thí nghiệm trên quy mô nhỏ.
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng địa nhiệt trung bình so với thế giới. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này ở nước ta còn có ưu điểm là phân bố đều trên khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương như Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị…
Nguồn : Sen Vàng tổng hợp
Thực tế cho thấy, nhà máy điện địa nhiệt có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như năng lượng mặt trời, gió hoặc sóng biển… Nguồn năng lượng địa nhiệt trong lòng đất vô cùng vô tận, bảo đảm cho nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững, lâu dài. Đồng thời, xây dựng nhà máy điện địa nhiệt cũng tốn rất ít diện tích.
Tỉnh Quảng Trị vừa cấp phép đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông với công suất 25MW, mở đầu cho việc khai thác nguồn năng lượng mới trong tương lai gần.
Nguồn: Sen Vàng Group – BTV Phương Anh
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP