Quy hoạch vùng tỉnh Long An đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

  • 28 Tháng Mười, 2022
  • Long An là điểm kết nối chiến lược giữa TP Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sở hữu nhiều động lực phát triển, Long An nhanh chóng bứt phá trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chi tiết quy hoạch Long An được nêu đầy đủ trong Quyết định 4666/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    Một góc TP. Tân An – Long An về đêm  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch 

    Tỉnh Long an quy hoạch với mục tiêu xây dựng vùng tỉnh Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

    Định hướng phát triển đến năm 2025 Long An giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn vùng tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên 4,493.8 km2, với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện: Đức Huyện, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Quy hoạch tỉnh Long An

    Định hướng phát triển không gian đô thị – công nghiệp vùng tỉnh Long An đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 chia thành 3 vùng là: 

    • Vùng trung tâm bao gồm: Vùng thành phố Tân An, Bến Lức, Cần Giuộc và cảng Long An. Trong đó, thành phố Tân An là đô thị hạt nhân của tỉnh và vùng trung tâm, đô thị Bến Lức là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc và đô thị Cần Giuộc là trung tâm tiểu vùng phía Đông. 

    • Vùng đô thị phía Bắc bao gồm: Vùng đô thị Đức Hòa và đô thị Hậu Nghĩa là vùng đô thị động lực phía Bắc; vùng đô thị thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Hiệp Hòa, thị trấn Đông Thành và đô thị Mỹ Quý. Đô thị Hậu Nghĩa là trung tâm vùng phía Bắc.

    • Vùng đô thị phía Tây bao gồm: Vùng đô thị Kiến Tường gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Long An, đô thị Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa), thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và đô thị Hậu Thạnh Đông, vùng đô thị thị trấn Vĩnh Hưng và thị trấn Tân Hưng. Đô thị Kiến Tường là trung tâm vùng phía Tây.

    Bản đồ quy hoạch không gian vùng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

     2. Quy hoạch sử dụng đất 

    Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quỹ đất dành cho phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội được tỉnh Long An xem xét và tính toán kỹ lưỡng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa – thể thao, thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề để thu hút đầu tư, tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

    Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của tỉnh Long An là 80.50% đất nông nghiệp; 19.50% đất phi nông nghiệp; 4.47% đất đô thị và 5.73% là đất khu dân cư nông thôn. Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2030 cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển dịch nhẹ, đất nông nghiệp giảm còn 73.54%; đất phi nông nghiệp là 26.46%; đất đô thị tăng không đáng kể với 5.81% và đất khu dân cư nông thôn là 7.89%.

    Biểu đồ Hiện trạng sử dụng đất 2020 và biểu đồ Hiện trạng sử dụng đất 2030 của tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Việc tăng giảm cơ cấu sử dụng đất năm 2030 cơ bản phù hợp với định hướng phát triển của vùng tỉnh. Diện tích đất đô thị tăng thay cho đất nông nghiệp ứng với mục tiêu quy hoạch nâng cấp chất lượng đô thị tỉnh Long An, tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm chưa đáng kể.

    3. Hạ tầng giao thông 

    3.1. Đường bộ 

    Giai đoạn đến năm 2030 tỉnh Long An mở rộng hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu đạt cấp III. Xây dựng các trục giao thông kết nối hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (đường bộ cao tốc, cảng quốc tế Long An) đến trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế và các cụm du lịch cấp vùng, đến các khu công nghiệp và các khu vực tiềm năng của tỉnh.

    Địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030 sẽ hình thành các tuyến cao tốc, trong đó 2 tuyến đang khai thác. Các tuyến cao tốc này, đều trên các hành lang vận tải đối ngoại chính kết nối về TP Hồ Chí Minh: Cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận: đã hoàn thành đoạn qua Long An (dài 28km, quy mô 4 + 2 làn xe). Định hướng sau 2020 nâng cấp lên 8 làn xe vào thời điểm phù hợp. Đường vành đai 3 TP. HCM: đoạn qua tỉnh Long An đi ven ranh giới giữa Tp.Hồ Chí Minh và huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc.

    Đường vành đai 4 TP. HCM, tuyến đi qua huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc qua các điểm khống chế là hướng tuyến ĐT.823, ĐT.825, ĐT.830, đoạn mới Bến Lức – Hiệp Phước.

    Sơ đồ định hướng phát triển đường cao tốc tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Năm 2030, địa bàn tỉnh sẽ có các tuyến quốc lộ (và có tính chất quốc lộ) đi qua. Các tuyến này đều đang được triển khai xây dựng và có quy hoạch nâng cấp tiếp: Quốc lộ 1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dài 30 km, từ ranh TP. HCM đến ranh tỉnh Tiền Giang. Quốc lộ 50B QL.50B từ TP. HCM đi Tiền Giang, qua địa phận tỉnh Long An dài 26km. Quốc lộ 62: QL.62 từ Tân An đến thị xã Kiến Tường (huyện Mộc Hóa cũ) dài 77km. Thành đường đô thị từ 4 – 6 làn xe, đoạn cửa khẩu Bình Hiệp có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn theo quy hoạch không gian khu kinh tế cửa khẩu. Đường N1 (Đức Huệ – Châu Đốc): sẽ nâng cấp đoạn nối dài đến đường Hồ Chí Minh (Đức Hòa) theo đường ĐT.822 và cải tạo tuyến đoạn Đức Huệ – Tân Hiệp (không theo tuyến ĐT.839) quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III. Quốc lộ 14C, xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Long An, hướng tuyến trùng một số đoạn đường tỉnh ĐT.838C và ĐT.838, quy mô đạt cấp III. 

    quy hoạch tỉnh long anSơ đồ định hướng phát triển đường quốc lộ tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh khá hoàn chỉnh, gắn kết Long An với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh. Tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư vào các cụm, KCN trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo mối liên kết vùng với TP. Hồ Chí Minh.

    3.2.  Đường sắt

    Quy hoạch đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng sẽ kết nối đồng bộ với hệ thống đường bộ một cách hợp lý: 

    • Đường sắt quốc gia: tuyến TP. HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ: Hướng tuyến: tuyến kết nối với tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng tại ga lập tàu An Bình, sau đó tuyến đi qua huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương); quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Bến Lức, thành phố Tân An (tỉnh Long An).

    • Đường sắt chuyên dùng: tuyến Ga Long Định – cảng Hiệp Phước: Hướng tuyến: Điểm đầu từ ga Long Định của đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ tuyến đi song song với đường Vành đai 4, giao cắt với quốc lộ 50, vượt sông Cần Giuộc đi vào ga Tiền Cảng Hiệp Phước. Từ đây tuyến rẽ nhánh 2 đi vào cảng Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè và khu cảng Đông Nam Á của tỉnh Long An. Chiều dài tuyến trong phạm vi nghiên cứu từ ga Long Định đến ga Cảng Hiệp Phước và ga Cảng Long An là 38,11 km.

    • Đường sắt đô thị: (đường sắt đô thị Tân An – Tp.HCM): điểm đầu, Ga Hưng Nhơn (Thuộc tuyến số 3a – Tp.Hồ Chí Minh). Điểm cuối, giai đoạn 1: Khu đô thị Nam Long – Thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức – tỉnh Long An), giai đoạn 2: Phường 5, Tp. Tân An – tỉnh Long An.

    quy hoạch tỉnh long anSơ đồ định hướng phát triển tuyến đường sắt tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.3. Đường thủy 

    Các tuyến liên tỉnh của tỉnh Long An đồng thời nằm trên các tuyến vận tải thủy chính của ĐBSCL, kết nối giữa các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Có 06 tuyến hiện có đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch cụ thể bao gồm:

    • Tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No): Từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn) đến cảng Cà Mau; cấp III, dài 336km.

    • Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): Từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên; cấp III, dài 320 km.

    • Tuyến Sài Gòn – Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo (thị xã Tây Ninh); cấp III, dài 142.9 km

    • Tuyến Sài Gòn – Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa; cấp III, dài 143.4 km

    • Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1): Từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương); cấp III, dài 288 km

    • Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2): Từ ngã ba kênh Tẻ – kênh Tri Tôn Hậu Giang – kênh Tám Ngàn (kênh số 1) – đầm Hà Tiên; cấp III, dài 277.6 km.

    quy hoạch tỉnh long anSơ đồ định hướng phát triển tuyến đường thủy tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hệ thống giao thông đường thủy nội tỉnh được quy hoạch chủ yếu là giải quyết nối thông mạng lưới, hoàn chỉnh cấp kỹ thuật. Các kênh rạch trên các tuyến đường thủy nội tỉnh chính và tuyến kênh kết nối chính được quy hoạch cấp kỹ thuật cấp III – IV. Các kênh rạch còn lại được quy hoạch cấp kỹ thuật cấp V để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư khai thác, cải tạo nâng cấp các cầu đường bộ và quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi.

    3.4. Cảng biển 

    Với chủ trương di dời một số cảng ra khỏi trung tâm của TP. Hồ Chí Minh thì các cụm cảng của Thành phố này gồm Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng VICT, Cảng Cát lái, Cảng Hiệp Phước… thuộc nhóm 5 trên luồng sông Soài Rạp sẽ kết hợp với Cảng Long An, Cảng Cái Mép và Cảng Vũng Tàu tạo nên hệ thống cảng hỗ trợ lẫn nhau. Khi hoàn thành đầu tư, Cảng quốc tế Long An có thể bốc xếp 15 triệu tấn đối với hàng rời và 50 triệu tấn đối với hàng container.

    Mục tiêu trong giai đoạn tới có thể đón được tàu có trọng tải lên đến 100,000 DWT. Đồng thời, nâng tổng chiều dài liên tục của hệ thống cầu cảng lên đến 2,368m, trở thành một trong những cầu cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt khoảng 80 triệu tấn/năm.

    quy hoạch long anBản đồ hệ thống giao thông cảng biển tỉnh Long An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

     Cảng Quốc Tế Long An với diện tích 147 ha, được khởi công xây dựng thành 3 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,000 tỷ đồng bao gồm 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu 30,000 – 70,000 DWT với tổng chiều dài cầu cảng là 1,670m và 4 bến sà lan tiếp nhận sà lan 2,000 tấn. Cảng Quốc Tế Long An sẽ là một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất khu vực miền Nam khi hoàn thành vào năm 2023.

    4. Dự án trọng điểm 

    4.1. Đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh 

    Dự án khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023. Tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là 7,075 tỷ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia là 2,600 tỷ đồng. Tuyến đường có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

    Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 TP.HCM (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.2. Quốc lộ 50B

    Quốc lộ 50B kết nối TP.HCM với các tỉnh Long An và Tiền Giang. Đây là dự án xây dựng mới có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 18,673 tỷ đồng.

    Cùng với quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM – Trung Lương và quốc lộ 50, tuyến quốc lộ 50B khi hoàn thành sẽ giúp kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông nội vùng các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà TP.HCM, Long An và Tiền Giang là 3/8 địa phương của vùng, đồng thời kết nối thông suốt TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ.

    Bản đồ Tuyến quốc lộ 50 nối TP.HCM đến Long An và Tiền Giang (DT 827E)  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Long An đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

     

    Ngoài ra chúng tôi đang phát triển Website Senvangdata là cổng thông tin minh bạch hóa thị trường bất động sản với hơn 10,000 đầu dữ liệu báo cáo, phân tích, tài liệu đánh giá được cập nhật thường xuyên đa dạng cho mọi nhà đầu tư trên thị trường. Các liên kết trang của chúng tôi bao gồm:

    Trang báo cáo thị trường bất động sản toàn quốc:

    https://senvangdata.com/reports 

    Trang Blog bài viết phân tích bất động sản: 

    https://senvangdata.com.vn/ 

    Trang khóa học về nghiên cứu đầu tư, phát triển dự án bất động sản:

    https://senvangacademy.com/khoa-hoc/ 

    Trang tài liệu kinh tế xã hội liên quan:

    https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/ 

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Huyền Lan

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Long An, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Long An hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.
     
    Thẻ : Đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Quốc lộ 50B, Quy hoạch tỉnh Long An, cơ cấu sử dụng đất long an, bản đồ quy hoạch long an,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP