Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của cả nước. Đồng thời, với những lợi thế về thiên nhiên và nền văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đậm đà bản sắc, tỉnh rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm. Quy hoạch vùng tỉnh Đắk Lắk được nêu chi tiết cụ thể trong văn bản Quyết định số 3218/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Ngã 6 thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Chủ trương quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk hướng đến xây dựng tỉnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, là vùng phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao. Đồng thời trở thành vùng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch phong phú và nền văn hóa đa dạng, đặc sắc.
Phạm vi nghiên cứu của vùng tỉnh Đắk Lắk được xác định trên cơ sở diện tích toàn tỉnh Đắk Lắk với diện tích tự nhiên 1,312,537ha, chiếm 3.9% diện tích tự nhiên cả nước. Bao gồm 15 đơn vị hành chính (thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện,Buôn Đôn; Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk).
Tỉnh Đắk Lắk chủ trương xây dựng phát triển không gian với 3 vùng chiến lược gồm:
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quỹ đất ở tỉnh Đắk Lắk hầu hết đã được quy hoạch và có mục tiêu sử dụng cụ thể. Trong giai đoạn năm 2020-2030 sẽ không có sự thay đổi nhiều. Chủ yếu là tăng tỷ trọng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển không gian. Tiến tới năm 2030, 100% quỹ đất sẽ được đưa vào sử dụng có mục đích hiệu quả.
Định hướng cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk năm 2020 và năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Thuộc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ nên hạ tầng giao thông của Đắk Lắk chủ yếu là đường bộ có tổng chiều dài hơn 16,000 km; trong đó, các tuyến quốc lộ với tổng chiều dài đang khai thác hơn 684 km với các tuyến trọng điểm như Quốc lộ 14 nối với Gia Lai (phía Bắc) – Đắk Nông (phía Nam); Quốc lộ 26 nối với Khánh Hòa; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng; Quốc lộ 29 nối với Phú Yên – Cửa khẩu Đắk Ruê (phía Tây tỉnh); Quốc lộ 19C nằm phía Đông tỉnh và nối với Phú Yên…
Với mục tiêu lấy đầu tư hạ tầng giao thông làm động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, Tỉnh đã thực hiện nâng cấp, cải tạo nhiều tuyến giao thông quan trọng như Dự án nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 2, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 9 đạt tiêu chuẩn công trình cấp III, quy mô bề rộng nền đường 5.5m, mặt đường bê tông xi măng.
Quốc lộ 14 – đoạn qua địa phận huyện Krông Búk – tuyến đường nối Đắk Lắk với các tỉnh duyên hải miền Trung (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được Bộ Giao Thông Vận Tải hoạch định là cảng hàng không quốc nội định hướng phát triển thành cảng hàng không quốc tế. Cảng có cấp sân bay 4C theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), với 5 vị trí đỗ máy bay; nhà ga hành khách đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm (tương đương 800 hành khách/giờ cao điểm. Từ đó, phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông tỉnh đa dạng phong phú, tạo sự tiện nghi thuận lợi cho di chuyển tới các các khu vực khác ngoài tỉnh.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đây là dự án có tổng mức đầu tư 2,800 tỷ đồng với quy mô 45.45ha được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu công viên văn hóa, du lịch sinh thái gồm: Bảo tàng cà phê, không gian thiên đường cà phê, nhà dài truyền thống Tây Nguyên, khu biểu diễn xiếc voi, tham quan khu du lịch bằng voi,…kết hợp với các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng và các loại hình hoạt động dịch vụ du lịch và tắm suối,… Qua đó không chỉ phát triển du lịch sinh thái của tỉnh mà còn góp phần quảng bá hình ảnh cây cà phê rộng rãi hơn.
Cận cảnh Khu đô thị sinh thái cà phê Suối Xanh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khu đô thị Eco City Premia là dự án biệt thự, nhà phố thương mại được đầu tư bởi Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk với tổng vốn đầu tư hơn 1,989 tỷ đồng. Dự án có quy mô 50ha được chia thành 3 phân khu chính: phân khu biệt thự Cherry quy mô 11.5ha; phân khu liền kề Mimoza quy mô 10.2ha và phân khu nhà phố thương mại Rosea quy mô 13 ha. Tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, Dự Án Khu Đô Thị EcoCity Premia trở thành một đỉnh của Tam giác Thịnh Vượng nối liền điểm Trung tâm thành phố và sân bay Buôn Ma Thuột. Đây sẽ là một trong những lợi thế để kết nối hoàn hảo với giao thông và hạ tầng lân cận.
Phối cảnh dự án Eco City Premia (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là tập hợp một số những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Sen Vàng Group tập hợp. Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, và thông tin các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP