Nhận diện các chiêu trò của môi giới nhà đất

  • 24 Tháng mười một, 2022
  • Chiêu trò, mánh khóe của cò môi giới nhà đất hiện nay ngày càng phức tạp và khó lường. Điều này khiến cho nhiều người bao gồm cả người mua và người bán hay thậm chí là những công ty môi giới nhà đất uy tín cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động, “loạn cò đất” ngày một diễn ra hoành hành nhức nhối. Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ giúp quý độc giả nhận diện những chiêu trò tinh vi của môi giới nhà đất. 

    1. Môi giới nhà đất là ai?

    Môi giới bất động sản hay cò nhà đất là tất cả những ai làm công việc kết nối trung gian giữa người bán (hoặc người cho thuê) và người mua (hoặc người thuê) trong giao dịch mua, bán, thuê, cho thuê các loại bất động sản như đất nền, nhà đất, căn hộ chung cư, biệt thự, kho bãi,…

    Họ là những người chuyên giúp đỡ, kết nối các bên mua và bên bán gặp được nhau, thỏa thuận để tiến tới giao dịch mua bán. Mọi người cũng hay gọi môi giới bất động sản là môi giới nhà đất, hay dân dã hơn là “cò nhà đất”.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2. Các chiêu trò của môi giới nhà đất

    2.1. Mạo danh chủ đầu tư bán dự án

    Tại những khu vực như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, hàng loạt những dự án đã bị mạo danh chủ đầu tư để kiếm tiền trục lợi. Hàng loạt công ty bất động sản có uy tín trên thị trường, đã lên tiếng tố cáo nhiều cá nhân và tổ chức lập website mạo danh công ty thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.

    Theo đó, các website mạo danh này ngang nhiên sử dụng trái phép hình ảnh, cũng như đưa ra nhiều tài liệu sai lệch về dự án, ghi số điện thoại giả mạo. Đây là một trong những chiêu trò, mánh khóe của cò môi giới nhà đất áp dụng.

    Thậm chí, những môi giới này có website đăng tải thông báo tới khách hàng về việc thay mặt chủ đầu tư nhận tiền đặt cọc giữ chỗ mua BĐS, kèm theo số tiền từ 200-500 triệu đồng/căn hộ, cũng như đưa ra giá bán thấp hơn nhiều so với mức dự kiến của chủ đầu tư. Hoặc các môi giới này tự phân lô bán nền trên những khu đất không đủ điều kiện tách thửa; tự ký hợp đồng, thu tiền để chuyển nhượng đất nền tại các dự án và các “dự án ma” do chúng tư lập.

    Nhiều cò đất vì để lấy được niềm tin của khách hàng, họ sẵn sàng làm giả tài liệu của Cơ quan nhà nước (như quyết định chấp nhận chủ trương, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500, giấy phép xây dựng…) để huy động vốn trái phép bằng các hình thức thu tiền để giữ chỗ, ưu tiên vị trí, đặt cọc, mua nhà đất hình thành trong tương lai nhằm chiếm đoạt tiền của người mua.

    Một ví dụ điển hình như mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) đã phải lên tiếng cảnh báo việc mạo danh chủ đầu tư để chào bán sản phẩm tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh, TP.Hà Nội)

    môi giới nhà đất

    Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm bị mạo danh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2.2. Sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giả đã được công chứng để lừa đảo

    Đối với những nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm hay thậm chí cả những nhà đầu tư, khách mua bất động sản lâu năm cũng chưa có những chuyên môn nghiệp vụ kỹ càng để xác nhận GCNQSDĐ là thật hay giả. Vì vậy dễ dàng bị những cò mồi lừa đảo.

    Đầu tiên, các môi giới lừa làm giả GCNQSDĐ, rồi đem công chứng tạo lòng tin đối với người mua để dễ dàng chuyển nhượng. Trong khi, Văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong GCNQSDĐ và tình trạng thửa đất (tranh chấp, kê biên, thế chấp…) mà không có trách nhiệm hay khả năng chuyên môn nghiệp vụ để xác nhận GCNQSDĐ là thật hay giả. Lợi dụng điểm này, các cò đất dễ dàng qua mắt Văn phòng công chứng và người mua để chiếm đoạt tài sản.

    Hoặc trong trường hợp khác, đã xuất hiện tại những khu vực như các tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa các môi giới giả danh người mua nhà, liên hệ với người đang có nhu cầu chuyển nhượng, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Sau đó, thông qua mạng xã hội Facebook, họ thuê người làm giả GCNQSDĐ với đầy đủ thông tin chủ đất thực tế. 

    Tiếp theo, đối tượng tìm người mua hoặc cho vay có thế chấp với số tiền lớn rồi thuê người đóng giả vợ chồng chủ đất ra văn phòng công chứng ký hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng để chiếm đoạt tiền; có trường hợp, vì nhiều lý do, đối tượng được chủ sở hữu giao quản lý GCNQSDĐ; đối tượng sau đó đã tự nhận là chủ sở hữu và rao bán nhà đất đó, người mua thấy GCNQSDĐ thật, tin tưởng đặt cọc giao tiền.

     

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2.3.Ăn gian vị trí 

    Có khá nhiều chiêu trò, mánh khóe của cò môi giới nhà đất khiến cho người mua bán cả tin và khó lường trước được. Chẳng hạn như mánh ăn gian về vị trí nhà đất là mánh khá phổ biến. Điển hình như khi giới thiệu về một miếng đất ở vị trí này, nhưng “cò” chỉ nói chung chung nằm ở khu vực mà không nói địa chỉ cụ thể được giao bán với một mức giá cực hấp dẫn người mua.

    Nhưng khi khách hàng hỏi về thông tin hay địa chỉ cụ thể thì “cò đất” bỗng im, và yêu cầu là phải hẹn để đi thăm trực tiếp. Nhưng mặt khác, chúng yêu cầu bạn phải đem theo tiền đặt cọc rồi dùng một thủ đoạn nào đó thuyết phục khách hàng để đặt luôn tiền kẻo người khác mua mất.

    Thông qua các hình thức bài đăng trên mạng xã hội, những thông tin quảng cáo như nhà có 4 tầng, đẹp, ngõ to, ô tô tránh nhau, giá chỉ 70 triệu đồng/m2. Tuy nhiên kết quả là khi đi thăm đất, các có mồi này giới thiệu với khách đất ở một nơi nhưng lại đưa tận ra đâu đó để thăm đất. Diện tích và chất lượng hoàn toàn khác trên mạng Thực trạng này đã xảy ra nhiều lần tại các khu vực Thanh Xuân, Lạc Long Quân, Xã Đàn,.. trên địa bàn Hà Nội.

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2.4. Báo giá đất 1 phần 

    Thêm một chiêu thức bài bản khác của các cò đất dẫn dụ khách hàng tiếp cận với miếng đất chính là chỉ giao bán với một phần giá đất. Nhiều người khá bất ngờ khi ở nhiều tuyến đường trung tâm hay tuyến đường HOT mà giá bán lại cực kỳ rẻ. Chẳng hạn như một dự án trên đường Nguyễn Duy Trinh, đường Lê Văn Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) có giá bán được quảng cáo trên  1 tờ rơi là 300 triệu/nền. Nhưng thực tế con số đó mới chỉ là tiền cọc, còn lại giá bán thực lên tới 700 triệu đồng.

    Thêm nữa, lý do để các môi giới này đưa ra cho việc tăng giá bán đó là những lời hứa hẹn về các dự án tiện tích nội, ngoại khu sắp được xây dựng. Những chiếc “bánh vẽ” về công trình công cộng như công viên, bệnh viện, trường học SẮP được xây dựng, hay những nội thất tiện ích hiện đại ĐANG được hoàn thành của căn nhà. 

    Mặc dù thực tế, những tiện ích đó lại chỉ nằm trong quy hoạch và không biết bao giờ mới thành hiện thực được. Tuy nhiên người mua đã bỏ tiền thật ra để mua giá trị của những công trình tương lai chưa thấy nền móng ấy.

    môi giới nhà đất

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2.5. Nói dối và nói xấu thông tin về dự án

    Để bán được hàng, những nhà môi giới sẽ không từ bất cứ chiêu trò thổi phồng nào. Nói sai sự thật hay tâng bốc đến mức lừa dối người mua nhà, miễn sao có thể bán được dù dự án chưa có đủ pháp lý… là tình trạng đang xảy ra tại không ít dự án bất động sản hiện nay. Nhiều dự án đang nợ tiền sử dụng đất nhưng vẫn được quảng cáo là đã nộp 100% cho ngân sách nhà nước nhằm mục đích làm cho khách hàng yên tâm về tình trạng pháp lý. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn tung ra chiêu trò của cò môi giới nhà đất thông qua việc nghĩ ra các nhập nhằng khái niệm khiến khách hàng nhầm lẫn.

    Nhân viên có thể nói là dự án đã được bảo lãnh của ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng khi bị buộc cần phải làm rõ đây có phải là bảo lãnh đảm bảo là nếu như dự án gặp rủi ro không thể triển khai được thì ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền cho khách hàng hay không? Thực chất, thì đây chỉ là loại cam kết ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tiền mua nhà và hoàn toàn không liên quan gì đến việc bảo lãnh rủi ro bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.

    Để đạt được mục đích, người môi giới còn cùng nhau nói xấu đối thủ, hay tung tin đồn thất thiệt như dự án đó chậm tiến độ, thậm chí chủ đầu tư nợ tiền ngân hàng hay sắp phá sản để hướng khách hàng mua dự án của mình. Hơn thế nữa họ còn mua các những kênh thông tin truyền thông không chính thống, lên những bài đăng phục vụ mục đích đánh lừa nhận thức người mua. Hành động này khiến cho người mua bị nhiễu loạn thông tin và không nắm được tình hình thực tế trên thị trường.

    môi giới nhà đất

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    2.6. Chiêu trò dụ đặt tiền cọc gấp của môi giới nhà đất

    Mới đây, các tỉnh như Bắc Giang, Đồng Nai,…. đều có những thông báo khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác chủ động tìm hiểu kỹ thông tin, pháp lý của ngôi nhà, thửa đất trước khi giao dịch đặt tiền cọc. 

    Nguyên nhân bởi xuất hiện ngày càng nhiều những người mua vì tâm lý FOMO (Không mua sợ mất) mà vội vàng đặt cọc tiền đất trước những lời dụ dỗ của các cò môi giới. 

    Thủ đoạn được các môi giới đưa ra thông qua việc rao bán những lời chào mời ưu đãi độc quyền. Môi giới liên tục đưa ra các thông tin như dự án kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập công ty nên ưu đãi một số suất đặc biệt, ưu tiên mua đất với giá gốc cho 100 khách hàng đầu tiên đặt cọc. Hay những lời mật ngọt như “dự án còn đang trong thời kỳ bí mật, chủ đầu tư huy động vốn “ngầm” trước để xây dựng cơ sở hạ tầng mới có giá như vậy, chứ khi dự án đã hoàn thành thì giá sẽ cao ngất. 

    Nghe mùi tai, những nhà đầu tư “lướt ván” hoặc mua để cất nhà ở không ngần ngại “xuống tiền” thậm chí còn tranh nhau mua với hy vọng sẽ kiếm được khoản lời kếch xù chỉ trong một thời gian ngắn. Nhiều nạn nhân còn cho rằng thấy công ty có trụ sở hoành tráng, có giấy phép hẳn hoi, có vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng thì có gì phải sợ. Và cuối cùng mắc chiếc bẫy tinh vi của các môi giới giăng sẵn. 

    môi giới nhà đất

    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là những thông tin mà Sen Vàng Group gửi đến quý vị cách nhận diện những chiêu trò của các môi giới nhà đất. Để có thể đưa những quyết định đầu tư tránh mắc bẫy sai lầm, quý độc giả nhà đầu tư cần thận trọng nghiên cứu tìm hiểu rõ ràng dự án, quy hoạch chính thức tại khu vực để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

    Để có những nguồn thông tin báo cáo thị trường các vùng tỉnh, các quy hoạch và bản đồ quy hoạch của tất thảy 63 tỉnh thành trên cả nước một cách chính xác nhất. Quý vị có thể vui lòng tham khảo tại Cổng thông tin Senvangdata.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

    Thông tin liên hệ: 

    Website:  https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Hải Phòng, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hải Phòng hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : những chiêu trò của cò đất, môi giới nhà đất ăn gian vị trí, cò đất thổi giá đất, cò đất lái giá bất động sản, giá bất động sản Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cò đất mạo danh chủ đầu tư, môi giới nhà đất là ai, cò đất lừa đảo, những chiêu trò của môi giới nhà đất,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!