Trong bối cảnh phát triển không ngừng của đất nước, việc xây dựng và triển khai quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất định hình tương lai của các địa phương. Trên tinh thần đó, Tỉnh Bạc Liêu đã đặt ra một kế hoạch quy hoạch chiến lược mang tính chiến lược cho giai đoạn 2021-2030, hướng tới mục tiêu dài hạn đến năm 2050. Hãy cùng Sen Vàng group tìm hiểu về “Tóm tắt Quy hoạch Tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030 và Tầm nhìn đến 2050”, để hiểu rõ hơn về những chiến lược quan trọng đang được đề xuất và nhìn nhận về những thách thức và cơ hội mà tỉnh sẽ phải đối mặt trong hành trình phát triển của mình.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.667,88 km2, bằng 1/16 diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); chia thành 07 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Bạc Liêu, Thị xã Giá Rai và 05 Huyện (Hồng Dân, Phước Long, Hoà Bình, Vĩnh Lợi, Đông Hải); tổng cộng có 10 phường, 05 thị trấn và 49 xã.
Thành phố Bạc Liêu là trung tâm tỉnh lỵ, cách TP.HCM (Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước) 280km và cách Thành phố Cần Thơ (Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng ĐBSCL) 110km.
Đọc thêm tổng quan kinh tế, xã hội tỉnh Bạc Liêu: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Các mục tiêu cụ thể
1. Mục tiêu đến năm 2025
Về kinh tế:
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 9-10%/năm. Trong đó: Khu vực I tăng 5,5-5,8%/năm; khu vực II tăng 18 – 19%/năm; khu vực III tăng 8-9%/năm;
2) Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2025, Khu vực I chiếm khoảng 35,8%; khu vực II chiếm khoảng 28,9%; khu vực III chiếm khoảng 30,5%; còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm;
3) GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2025 đạt khoảng 100 triệu đồng;
4) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt khoảng 1.512 triệu USD (trong đó xuất khẩu tôm qua chế biến đạt 1.300 triệu USD);
5) Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân giai đoạn (2021-2025)
tăng 15%-17%/năm trở lên;
6) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%;
7) Có 05/07 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 25/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Về xã hội:
8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt khoảng 28-30%;
9) Năng suất lao động tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 7%.
10) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 70 – 75%;
11) Số Bác sĩ trên vạn dân đạt ít nhất 12 – 12,5 Bác sĩ;
12) Số giường bệnh trên vạn dân 27 – 30 giường;
13) Đạt chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm theo tiêu chí mới của Trung ương giao;
14) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 85 – 95% trở lên;
Về môi trường:
15) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 80 – 85%;
16) Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65 – 75%;
17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 1,70%.
2. Mục tiêu đến năm 2030
“Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu gia nhập nhóm tỉnh phát triển khá cả nước” (GRDP bình quân trên người vượt mức trung bình của cả nước) với các chỉ tiêu sau:
Về kinh tế:
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 10-11%. Trong đó: Khu vực I tăng 5,5-6,0%/năm; khu vực II tăng 19-20%/năm; khu vực III tăng 9-10%/năm;
2) Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2030, Khu vực I chiếm khoảng 26,6%; khu vực II chiếm khoảng 39,0%; khu vực III chiếm 31,9%; còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm;
3) GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2030 đạt 200 triệu đồng;
4) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt khoảng 2.000 triệu USD (trong đó xuất khẩu tôm qua chế biến đạt 1.700 triệu USD);
5) Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân giai đoạn (2021-2025) tăng 18%-20%/năm trở lên;
6) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50%;
7) Phấn đấu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 05/07 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 35/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu;
Về xã hội:
8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt trên 30,0%;
9) Năng suất lao động tăng bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 8,5%.
10) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 90%;
11) Số Bác sĩ trên vạn dân đạt ít nhất 13 – 15 Bác sĩ;
12) Số giường bệnh trên vạn dân đạt 30 – 35 giường;
13) Đạt chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm theo tiêu chí mới của Trung ương giao;
14) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 100%;
Về môi trường:
15) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt khoảng 90%;
16) Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt khoảng 85%.
17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 1,7 – 1,8%.
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050| PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bao gồm:
Không gian đô thị vùng trung tâm: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Không gian vùng đô thị phía Tây: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Không gian vùng đô thị phía Bắc: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng I: Vùng trung tâm (phía Đông): Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ động lực của vùng tỉnh Bạc Liêu bao gồm đô thị trung tâm vùng là TP. Bạc Liêu, hai huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi.
Vùng II: Vùng phía Bắc: Bao gồm hai huyện Hồng Dân và Phước Long, là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản sinh thái, công nghiệp chế biến của tỉnh Bạc Liêu.
Vùng III: Vùng kinh tế phía Tây: Bao gồm các huyện Giá Rai và Đông Hải; đây là vùng tiếp giáp với tỉnh Cà Mau và biển Đông, kết nối với vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và trục hành lang kinh tế biển
Cụ thể: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2030
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế khá cao, tuy chưa hình thành các khu sản xuất nông nghiệp tập trung riêng biệt, nhưng được phân bố tương đối tập trung, hoặc đan xen giữa các khu vực trồng lúa, cây lâu năm với nhau. Do đó, để đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng theo định hướng phát triển trên địa bàn, dự kiến diện tích đất dành cho phát triển khu sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 diện tích đất để phát triển các khu sản xuất nông nghiệp là 62.919 ha, chiếm 23,58% tổng diện tích tự nhiên.
Hiện nay, khu lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển và cửa sông; phân bố ở thành phố Bạc Liêu; và các huyện Hòa Bình, Đông Hải. Dự kiến, diện tích đất dành cho phát triển khu lâm nghiệp đến năm 2030 là 4.261 ha, chiếm 1,60% tổng diện tích tự nhiên.
Đến năm 2030, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp của thành phố là 8269.42 ha, chiếm 38.69% diện tích tự nhiên, tăng 2883.51 ha so với diện tích hiện trạng năm 2020. Diện tích đất phi nông nghiệp trong kỳ 2021-2030 tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, quy hoạch thương mại dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; đảm bảo quốc phòng, an ninh và các nhu cầu khác.
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG TP. BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN 2050| ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
Vùng xây dựng đô thị: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng phát triển nông nghiệp: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng nuôi trồng thủy sản: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng du lịch sinh thái biển và rừng ngập mặn: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng công viên cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng công nghiệp điện gió: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Vùng đất ở nông thôn: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG BỘ
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (CT.01): Thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài 7,7 km, đi trên địa bàn xã Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Lộc A – huyện Hồng Dân; quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô 4 làn xe, đầu tư trước năm 2030.
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG THỦY
Đoạn tuyến vận tải thủy ven biển đi qua tỉnh Bạc Liêu rất gần bờ và nhiều cửa sông
(Nhà Mát, 30/4, Cái Cùng, Gành Hào), đường giới hạn mép trong chỉ cách bờ khoảng 4-7 hải lý; đồng thời gần với công trình Turbine gió của các dự án đã, đang và sẽ thi công. Để đảm bảo phát triển hài hòa giữa điện gió Bạc Liêu và vận tải thủy ven biển, Quy hoạch tỉnh kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh nắn thẳng tuyến vận tải thủy ven biển SB khu vực Bạc Liêu (cách bờ khoảng 12 hải lý phù hợp như các tỉnh/thành ven biển khác).
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu là kênh Vàm Lẻo – Cà Mau – Bạc Liêu (điểm đầu giáp ranh tỉnh Sóc Trăng, điểm cuối giáp ranh tỉnh Cà Mau) dài 66,5 km.
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
Đường cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu nhận tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến 33.000 tỷ đồng. Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long đã có đề xuất với Bộ giao thông vận tải về quyết định đầu tư làm tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Đây được xem như một trong những dự án trọng điểm, tạo nhiều ưu thế cho người dân và kết nối nhanh chóng các khu vực.
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Cà Mau thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. Tuyến này đi qua 5 địa bàn là TP Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Điểm đầu dự án tại nút giao IC2 (là nút giao nối vào quốc lộ 91 – Nam Sông Hậu, TP Cần Thơ), điểm cuối kết nối tuyến tránh TP Cà Mau.
Công trình gồm hai dự án thành phần: đoạn Cần Thơ – Hậu Giang dài 36.7 km, vốn đầu tư trên 9700 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang – Cà Mau dài 72.8 km, vốn gần 17,500 tỷ đồng.
Ý nghĩa: Dự án này được kỳ vọng tạo ra trục dọc “xương sống mới” kết nối nội vùng, liên vùng, đó là thông tuyến cao tốc Bắc – Nam từ TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu trong tương lai.
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| KHU NÔNG NGHIỆP
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu
Khu nông nghiệp Làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước. Đồng thời là nòng cốt, động lực để “xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Đây cũng là trung tâm liên kết với các Viện, Trường, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nuôi tôm, tạo thành một chuỗi phức hợp từ khâu nghiên cứu sản xuất, khâu nuôi tôm, bảo quản tôm, nghiên cứu sản xuất thức ăn cho tôm,…
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| NĂNG LƯỢNG
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3
Chủ đầu tư: Tập đoàn Super Energy
Vị trí: Ấp Biển đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Công suất: 142 MW, gồm 71 trụ tua bin gió. Mỗi trụ tuabin có công suất khoảng 2.5 – 3.5MW.
Sản lượng điện dự kiến phát hàng năm là 373 triệu kWh.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8,900 tỷ đồng.
Ngày khởi công: 30/1/2018
Khi giai đoạn 3 của dự án hoàn thành, Nhà máy này sẽ có 133 trụ tua bin gió, với tổng công suất là 241.2 MW.
Xem thêm các dự án trọng điểm Tỉnh Bạc Liêu: Báo cáo thị trường tỉnh Bạc Liêu
Niên giám thống kê Tỉnh Bạc Liêu
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH BẠC LIÊU THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh Bạc Liêu. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP