Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 333km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 333km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600m – 1.300m so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Dân số hiện nay có trên 519 nghìn người.
Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng cũng được biết đến với hình ảnh Thác Bản Giốc hùng vỹ hòa quyện giữa cảnh quan núi rừng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình; cùng với quần thể hang động nguyên sơ với những tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh độc đáo, đặc sắc, là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách gần xa.
Cao Bằng nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn ở khu vực đông bắc Việt Nam, độ cao khoảng 600-1.000 m so với mực nước biển, địa hình bị chia cắt phức tạp với các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông, suối, thung lũng hẹp. Nhìn chung, địa hình cao ở phía tây – tây bắc, thấp về phía đông – đông nam, thể hiện rõ ở các cao nguyên biên giới và thung lũng sông Bằng. Đặc điểm nổi bật của địa hình là núi đá vôi, loại đá dễ thấm nước, bị xâm thực lâu đời hình thành nhiều hang động, thạch nhũ, sông, suối ngầm.
Địa hình Cao Bằng được phân chia làm ba dạng chính:
Nằm trong hệ thống cao nguyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc của miền Bắc Việt Nam kéo dài từ Hà Giang tới Cao Bằng đi qua phần lớn các huyện trong tỉnh, được chia thành ba cao nguyên nhỏ:
Là cao nguyên đá vôi đồ sộ ở phía tây huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, địa hình bị chia cắt thành nhiều thung lũng sâu với vách đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm. Cao nguyên Lang Cá có nhiều ngọn núi cao 1.200 – 1.800 m, là một cao nguyên hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt.
Thuộc địa bàn các huyện Bảo Lạc, Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình; cấu trúc gồm đá phiến và đá vôi bị phong hóa hình thành những dãy đồi nhấp nhô, có một vài dãy núi đá vôi cắt ngang dựng lên trên với vách thẳng đứng màu xám trắng. Thung lũng Bảo Lạc nằm giữa cao nguyên có độ cao 209 m so với mực nước biển, là một vùng thấp, kín gió. Phía đông cao nguyên Bình Lạng nhô cao hai dãy núi đá vôi: dãy Bảo Lạc – Tắp Ná và dãy Lũng Súng – Mỏ Sắt.
– Dãy Bảo Lạc – Tắp Ná chạy từ phía đông Bảo Lạc kéo dài qua Thông Nông (huyện Hà Quảng), phía tây Hòa An đến đông bắc Nguyên Bình. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.803 m thuộc xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc), bị chia cắt thành nhiều hẻm vực sâu, thung lũng rộng, điển hình là thung lũng Đồng Mu (độ cao 893 m so với mực nước biển) cách Bảo Lạc 15 km về phía đông. Đoạn cuối cùng của dãy Bảo Lạc – Tắp Ná độ cao giảm chỉ còn khoảng dưới 1.000 m và kết thúc tại vùng núi đá vôi lẫn núi đất thuộc các xã Hồng Việt, Hoàng Tung (huyện Hòa An). Từ thung lũng sông Bằng ở Mỏ Sắt lên Thông Nông, Tắp Ná phải vượt đèo ở dốc Mã Quỷnh khá cao.
– Dãy Lũng Súng – Mỏ Sắt nằm song song với dãy Bảo Lạc – Tắp Ná nhưng ngắn hơn, đi từ Sóc Giang đến vùng Mỏ Sắt (huyện Hòa An) độ cao đã giảm nhưng vẫn còn các vách đá thẳng đứng, hiểm trở trên bờ sông Sóc Giang.
Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội
Quy hoạch Tỉnh Cao Bằng
QUY HOẠCH|ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
Tiểu vùng trung tâm (vùng I): Bao gồm thành phố Cao Bằng và các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng; thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục của tỉnh; là vùng phát triển kinh tế tổng hợp và chất lượng cao trong đó dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp đa ngành là chủ đạo.
Tiểu vùng phía Tây (tiểu vùng III): Bao gồm các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông; là vùng phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản, liên kết phát triển du lịch giữa Cao Bằng với Hà Giang, khai thác du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.
Tiểu vùng phía Đông (vùng II): Bao gồm các huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hoà, Thạch An; là vùng phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ, du lịch và công nghiệp.
QUY HOẠCH|ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỬA KHẨU
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, các lỗi mở và cặp chợ biên giới, xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh;
Gắn mục tiêu xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu với phát triển các Khu công nghiệp thành Khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu.
Định hướng phát triển Khu kinh tế trên cơ sở các vùng lãnh thổ động lực: Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Linh và khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Đây sẽ là 03 khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước về Khu kinh tế cửa khẩu và các chính sách đối với các địa phương khu vực biên giới, vùng khó khăn.
QUY HOẠCH| ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Đến năm 2030 có 17 đô thị, trong đó:
+ 01 đô thị loại II: Thành phố Cao Bằng;
+ 04 đô thị loại IV: Phục Hòa, Nước Hai, Hùng Quốc, Quảng Uyên; + 12 đô thị loại V: Pác Miầu, Bảo Lạc, Thông Nông, Xuân Hòa, Sóc Giang, Trùng Khánh, Đàm Thủy, Thanh Nhật, Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Phja Đén, Đông Khê.
Vùng 1: Vùng phát triển đô thị – công nghiệp – thương mại trung tâm, thuộc khu vực trung tâm của tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo của vùng là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất (sản xuất gang thép, chế biến quặng Bauxit, nhôm thỏi, lắp ráp đồ điện tử, sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ nhựa…)
Vùng 2: Vùng phát triển cây công nghiệp, công nghiệp khai khoáng và du lịch, gồm 7 huyện núi đá phía Đông. Các ngành công nghiệp chủ đạo của vùng gồm cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất, hóa dược (sản xuất ferromangan, dioxit mangan, các sản phẩm có mangan, sản xuất vật liệu hợp kim nhôm, lắp ráp đồ gia dụng, xe điện, cơ khí sửa chữa, phương tiện vận tải…)
Vùng 3: Vùng phát triển cây lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất thủy điện, gồm các huyện phía Tây của tỉnh, là vùng có mật độ dân cư và phát triển kinh tế thấp nhất tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo của vùng gồm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thiếc, vofram, chì, kẽm, đồng, niken, khoáng chất công nghiệp và thủy điện;
Cơ cấu sử dụng đất từ năm 2020-2030 của Cao Bằng nhìn chung không biến đổi nhiều. Xu hướng vẫn là tăng tỷ trọng đất ở đô thị và phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất çết kiệm, hiệu quả, khắc phục énh trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng çết kiệm, hiệu quả quỹ đất.
QUY HOẠCH|VÙNG TRỌNG ĐIỂM|TP CAO BẰNG
Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Cao Bằng, diện tích đất tự nhiên của thành phố là 12.322,26 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 6.435,57 ha, chiếm 52,2%; đất phi nông nghiệp là 5.886,69 ha, chiếm 47,8%.
Quy hoạch định hướng sử dụng đất của thành phố Cao Bằng như sau:
Đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Quy hoạch định hướng phát triển đất nông nghiệp thành phố Cao Bằng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm.
Đất phi nông nghiệp được sử dụng chủ yếu để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch định hướng phát triển đất phi nông nghiệp thành phố Cao Bằng theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố và tỉnh Cao Bằng.
Tiềm năng phát triển bất động sản tại các vùng trọng điểm thành phố Cao Bằng
Với những định hướng phát triển của Quy hoạch, các vùng trọng điểm của thành phố Cao Bằng có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản.
Vùng trung tâm là khu vực có vị trí thuận lợi, kết nối với các khu vực khác của thành phố và tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố và tỉnh Cao Bằng. Do đó, vùng trung tâm có tiềm năng phát triển các loại hình bất động sản như: nhà ở, văn phòng, thương mại, dịch vụ,…
Vùng phía Nam là khu vực phát triển công nghiệp, đô thị mới của thành phố. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình bất động sản như: nhà ở, khu công nghiệp, khu đô thị mới,…
Vùng phía Bắc là khu vực phát triển nông nghiệp, đô thị sinh thái của thành phố. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển các loại hình bất động sản như: nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái,…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH CAO BẰNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh An Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP