Vĩnh Phúc là 1 trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ở cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc Hà Nội với Đồng bằng sông Hồng. Vĩnh Phúc còn là đầu mối của các tuyền giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, các tuyến giao thông liên tỉnh. Do vậy, Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Vùng, khu vực, quốc gia.
Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
Định hướng phát triển không gian của tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
2 vùng chức năng
5 cực tăng trưởng chính
3 vành đai kinh tế
1 trục bản sắc
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| TỔ CHỨC KHÔNG GIAN|VÙNG CHỨC NĂNG
2 vùng chức năng sẽ bao gồm:
Vùng đô thị trung tâm: gồm TP Vĩnh Yên, một phần TP Phúc Yên, khu vực phía nam huyện Bình Xuyên, các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương;
Giai đoạn đến năm 2030: Hình thành vùng đô thị trung tâm Vĩnh Yên – Bình Xuyên – Phúc Yên hướng đến đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
Vùng ngoại thị: bao gồm gồm huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và khu vực phía Bắc TP Phúc Yên, huyện Bình Xuyên;
Ở khu vực phía Bắc hình thành hạ tầng giao thông trục chính dọc theo dãy Tam Đảo làm bộ khung cho sự phát triển của vùng
Ở khu vực phía Tây Nâng cấp và mở rộng thị trấn Lập Thạch đáp ứng yêu cầu là trọng điểm đô thị trung tâm của vùng phía Tây Bắc. Xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp có kết nối giao thông tốt với hệ thống giao thông liên vùng.
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| TỔ CHỨC KHÔNG GIAN| VÀNH ĐAI KINH TẾ ĐỘNG LỰC
3 vành đai kinh tế động lực bao gồm
Vành đai kinh tế động lực phía Đông Nam: vành đai kinh tế đa chức năng liên kết nội tỉnh các khu vực Vĩnh Tường – Yên Lạc – Bình Xuyên – Phúc Yên đồng thời tăng cường liên kết hoạt động kinh tế với Hà Nội, Thái Nguyên;
Vành đai du lịch – đô thị nghỉ dưỡng phía Bắc:kết nối các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch Golf, du lịch MICE…
Vành đai nông nghiệp ven sông phía Tây: Liên kết Yên Lạc – Vĩnh Tường – Lập Thạch – Sông Lô, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn.
Xem full Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| TỔ CHỨC KHÔNG GIAN| CỰC TĂNG TRƯỞNG CHÍNH
5 cực tăng trưởng chính bao gồm:
Thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Phúc Yên
Huyện Bình Xuyên
Huyện Vĩnh Tường
Huyện Lập Thạch
QUY HOẠCH| TỔ CHỨC KHÔNG GIAN| TRỤC BẢN SẮC
Trục kết nối vùng núi Tam Đảo – Vĩnh Yên và vùng phía Nam, vùng đồi, đô thị, hồ đầm, đồng bằng, sông Hồng, liên kết cảnh quan, thể hiện sự đa dạng về địa hình và cảnh quan của tỉnh; trục tập trung các công trình quan trọng tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc.
QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN|VÙNG ĐÔ THỊ
Định hướng phát triển các đô thị trực thuộc tỉnh đến năm 2030:
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN|VÙNG NÔNG THÔN
Tập trung phát triển các vùng sản xuất tập trung
Khu vực sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên
Vùng phát triển cây hàng năm và cây lâu năm
Khu vực chăn nuôi tập trung
Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung
Khu vực trồng dược liệu tập trung
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Định hướng 2030-2050, các khu, cụm công nghiệp nhỏ sẽ được co lại thành cụm công nghiệp lớn, nằm rải rác xung quanh vùng lõi (thành phố Vĩnh Yên). Diện tích đất ở cũng được gia tăng đáng kể.
Xem chi tiết quy hoạch sử dụng đất tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Xác định phát triển hạ tầng giao thông để “đi tắt, đón đầu” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hoàn thiện các công trình giao thông trong hệ thống hạ tầng khung đô thị, bảo đảm kết nối thông suốt giữa các địa phương và hình thành các tuyến đường kết nối Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành lân cận. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng giao thông, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Vĩnh Phúc đã chủ động tham mưu với tỉnh phê duyệt và triển khai Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xem chi tiết quy hoạch hạ tầng giao thông tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG BỘ
Hạ tầng giao thông đường bộ tạo liên kết vùng tình Vĩnh Phúc được định hướng phát triển tạo thành
Các trục dọc Bắc – Nam kết nối khu vực thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc
các tuyến trục đường ngang Đông Tây kết nối các tính phía Đông (Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) với các tỉnh phía Tây (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La)
các tuyến đường hướng tâm kết nối đối nội trong tỉnh kết hợp mạng đường vành đai tạo nên kết nối liên hoàn thông suốt từ đối nội đến đối ngoại,nâng cao khả năng kết nối giao thương giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các khu vực khác trong vùng.
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG SẮT
Phát triển kết nối giao thông đường sắt từ cửa khẩu Lào Cai đi qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương,… kết nối đi khu vực cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái. Tuyến đường sắt kết nối hành lang kinh tế khu vực phía Bắc.
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG THUỶ
Hệ thống giao thông thủy tỉnh Vĩnh Phúc được quy hoạch phát triển hành lang kết nối giao thông đường thuỷ tuyến Hà Nội -Việt Trì – Lào Cai, tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.
Phát triển các tuyến đường kết nối đường bộ và hệ thống cảng thuỷ nội địa
Xây dựng hệ thống Trung tâm ICD Logistics giúp gắn kết các phương thực vận tải tạo tiền đề phát triển vận tải đa phương thức
Tập trung nguồn lực mở lối các cảng, kết nối cảng thuỷ với hệ thống đường vành đai gắn kết giao thông đường bộ và đường thuỷ.
Bản đồ định hướng phát triển đường thuỷ
Xem chi tiết Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH|DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| KHU CÔNG NGHIỆP
Tên dự án: KCN Sông Lô II
Địa điểm: 2 xã Yên Thạch, Đồng Thịnh
Vị trí địa lý: Cách nút giao Văn Quán đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai 03Km. Cách sân bay Nội Bài 45Km. Cách Thủ đô Hà Nội 60Km. Cách Cảng Hải Phòng 180Km. Cách thành phố Vĩnh Yên 15Km.
Quy mô: 165ha
Tổng vốn đầu tư: 1500 tỷ đồng
Tính chất: Công nghiệp cơ khí: Sản xuất, lắp ráp ô tô; Sản xuất các phụ tùng, linh kiện phục vụ cho việc lắp ráp ô tô, xe máy; Sản xuất các linh kiện, chi tiết cơ khí chính xác, Công nghiệp điện tử: Sản xuất các mặt hàng phục vụ cho các máy móc điện tử lắp đặt trong ô tô, xe máy; Chế tạo các loại máy cho thiết bị bưu điện – truyền thông; Sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng.Công nghiệp thiết bị điện: Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn, Vật liệu xây dựng: Công nghiệp vật liệu xây dựng cao cấp; Bao bì nhựa, sản phẩm nhựa.
Xem các khu công nghiệp trọng điểm khác tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH|DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM|THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
Tên dự án: Dự án khu liên hiệp thể thao và trung tâm đào tạo vận động viên Vĩnh Phúc
Xem các khu công nghiệp trọng điểm khác tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
Tên dự án: Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Trục và hồ Bò Lạc
Diện tích đất: Tổng diện tích 800 ha. Riêng hồ Vân Trục có diện tích 172 ha, sâu trung bình 7m. Hồ Bò Lạc 40 ha. Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức không tính vào quy mô này và đã được Giáo hộ Phật giáo đầu tư.
Hình thức đầu tư: 100% vốn nhà đầu tư, Liên doanh;
Tổng vốn đầu tư dự kiến: khoảng 150 triệu USD.
Mục tiêu hoạt động: Xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, dã ngoại, thể thao, vui chơi giải trí, hội thảo, tận dụng điều kiện tự nhiên tại khu vực miền núi của 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô.
Thời hạn: 50 năm
Tính chất: Tổ chức 01 trung tâm dịch vụ, thể thao giải trí, 02 trục không gian cảnh quan kết nối và 02 khu vực phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, dịch vụ thương mại tại khu vực xung quanh hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc với tổng diện tích khoảng 937 ha.
Phát triển loại hình du lịch cảnh quan, leo núi tại khu vực núi Sáng; hình thành mới 02 sân golf (hoặc các loại hình thể thao giải trí) với tổng diện tích khoảng 260ha (sân golf Vân Trục, sân golf Bò Lạc).
Xem thêm các khu thương mại – dịch vụ khác tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| DU LỊCH
Triển khai quy hoạch chung thị trấn Tam Đảo, Khu di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên, khu vực ven chân núi Tam Đảo, thị trấn Hợp Châu và thị trấn Đại Đình.
Đồng thời, định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch bao gồm các vành đai phát triển du lịch, đô thị nghỉ dưỡng phía Bắc; các trung tâm du lịch như thành phố Vĩnh Yên, khu du lịch Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên và khu du lịch Đại Lải.
Xem thêm tại Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Phát triển các tuyến đường có tính kết nối liên vùng, kết nối giữa đô thị với đô thị, kết nối với các công trình đầu mối hạ tầng, … nâng cao chất lượng phục vụ vận tải của tỉnh.
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG BỘ
Tên dự án: Dự án tuyến đường liên kết giữa Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc dài 42 km,
Tổng mức đầu tư: gần 3,800 tỷ đồng.
Xem thêm tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG SẮT
Quy hoạch mới tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng mới với đoạn qua địa bàn tỉnh chạy song song với cao tốc Hà Nội – Lào Cai, chiều dài trên địa bàn tỉnh từ Phúc Yên đến Sông Lô khoảng 45 km. Đề xuất xây dựng 4 ga mới gồm: Ga Đức Bác, ga Lập Thạch (kết hợp ICD Lập Thạch), ga Tam Dương và ga Bình Xuyên; mở rộng quy mô ga Phúc Yên.
Dự thảo bản đồ định hướng phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia qua Vĩnh Phúc
Tên dự án: Tuyến đường sắt nội bộ LRT
Địa điểm: Tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổng vốn đầu tư dự kiến: khoảng 200 triệu USD
Hiện trạng: Dự án đã nằm trong quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Vị trí: Là trục giao thông theo hướng Bắc Nam của thành phố Vĩnh Yên. Trục giao thông chính của thành phố kết nối từ khu vực cổng chính Khu đô thị đại học rộng 2000ha gần chân núi Tam Đảo (vườn quốc gia) và khu Du lịch Tây Thiên đi qua khu trung tâm đô thị Vĩnh Yên và các khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Bắc Đầm Vạc để tới điểm cuối là trung tâm văn hoá thể thao giải trí du lịch ven hồ với hai hồ lớn diện tích trên 1,000ha mặt nước.
Mục tiêu, Quy mô
– Mục tiêu: Xây dựng đường giao thông LRT đường bộ đoạn đường thuộc trục Bắc – Nam của Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, kết nối hai đầu Bắc, Nam của đô thị;
– Quy mô: Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 12 km. Hai mặt cắt tuyến đường với mặt cắt 46m thì bề rộng tuyến LRT là 9m (3.5m mỗi làn LRT và 2m giải phân cách giữa) với tuyến đường 36m bề rộng tuyến LRT là 7m (3.5m mỗi làn LRT và không có giải phân cách), tuyến LRT gồm 23 trạm dừng với khoảng cách mỗi trạm dừng khoảng 500-600m.
Xem thêm tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
QUY HOẠCH|PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cao, … Trên cơ sở kết quả đã điều tra, đánh giá xác định các khu vực nằm ngoài khu vực có giấy phép khai thác mỏ đang còn hiệu lực; các vùng cấm tạm cấm hoạt động khoáng sản; các khu công nghiệp và các khu vực đông dân cư sinh sống, nếu có khoáng sản cần được khoanh định vào quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến trong quy hoạch 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
Xem chi tiết về phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên tại: Báo cáo thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2021-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại Lâm Đồng. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
———————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP